Hỏi đáp

Phần mềm tự do nguồn mở có phải nghĩa là miễn phí?

Trong bối cảnh từ "free" trong tiếng Anh bị lẫn lộn giữa "miễn phí" và "tự do", tổ chức Free Software Foundation - một tổ chức ủng hộ sáng kiến phần mềm nguồn mở lưu ý rằng free hiểu theo nghĩa "tự do" (theo kiểu "độc lập - tự do - hạnh phúc") chứ không phải đơn thuần là "miễn phí" (theo kiểu "miễn phí không mất tiền"), bởi "tự do" giá trị hơn "miễn phí". FOSS là một thuật ngữ bao gồm bao gồm cả phần mềm tự do và phần mềm nguồn mở, mặc dù mô tả mô hình phát triển tương tự, nhưng khác nhau về văn hóa và triết lý sử dụng làm nền tảng. Phần mềm tự do tập trung vào triết lý về các quyền tự do mà nó mang lại cho người sử dụng, trong khi đó phần mềm nguồn mở tập trung vào các cảm nhận thế mạnh của mô hình phát triển ngang hàng của nó. FOSS là một thuật ngữ có thể được sử dụng mà không thiên vị đặc biệt đối với một trong hai cách tiếp cận chính đó.

Koha là gì?

Koha là hệ quản trị thư viện tích hợp – Integrated Library System (ILS) nguồn mở đầu tiên trên thế giới, phát triển đầu tiên tại New Zealand bởi Katipo Communications Lts cho thư viện Horowhenua Library Trust (HLT). Koha có đầy đủ các tính năng của một ILS hiện đại, có khả năng tùy biến một cách mềmdẻo, linh hoạt. Hiện nay đã có trên 2,000 thư viện trên thế giới sử dụng Koha.

Tại sao nên sử dụng Koha?

Koha tuân thủ 100% tiêu chuẩn quốc tế về thư viện:
- Có tất cả các phân hệ của phần mềm quản trị thư viện tích hợp hiện đại
- Đảm bảo tính kết nối với các hệ thống phần mềm quản trị thư viện khác
- Sử dụng SIP2 cho các thiết bị tự động thư viện
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ
Không phụ thuộc vào nhà sản xuất:
- Không phụ thuộc vào chính sách cũng như sự phát triển của nhà sản xuất
- Hệ thống được phát triển và kiểm thử bởi cộng đồng trên khắp thế giới
- Liên tục được cập nhật theo tiêu chuẩn và xu hướng mới nhất
- Tự do tùy biến phát triển theo nhu cầu
Tối ưu hóa chi phí đầu tư:
- Bản quyền phần mềm: Miễn phí
- Chi phí thấp nếu cần các dịch vụ như chuyển đổi CSDL, tùy biến, đào tạo, hỗ trợ vận hành

Koha có giao diện tiếng Việt không?

Koha có giao diện tiếng Việt. Hiện tại phần mềm Koha đã được Koha Viêt Nam việt hóa thành công và chia sẻ lên cộng đồng các phiên bản 3.12, 3.16 và 3.18. Bạn có thể tải bộ tiếng Việt của Koha tại đây

Tổ chức / Cá nhân nào hỗ trợ các thư viện sử dụng Koha tại Việt Nam?

- Nhóm Koha Việt Nam của Công ty CP tư vấn và tích hợp công nghệ D&L
(http://www.dlcorp.com.vn, www.koha.vn)
- Anh Lê Bá Lâm, Trung tâm thông tin thư viện - ĐHQGHN
- Anh Lê Quốc Uy, nghiên cứu sinh tại Liên bang Nga
- Cộng đồng Koha Việt Nam
- Cộng đồng Koha quốc tế http://www.koha-community.org

Tôi có thể tự cài đặt, triển khai Koha không? Tôi cần cài đặt những phần mềm gì và cần hạ tầng CNTT như thế nào?

Bạn có thể hoàn toàn tự cài đặt và triển khai Koha cho cá nhân hoặc cho thư viện của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua các diễn đàn về Koha hoặc qua các tổ chức, cá nhân hỗ trợ Koha như đã nói ở trên.
Yêu cầu về phần mềm:
- Hệ điều hành Ubuntu
- CSDL MySQL
- WebServer Apache
- Bộ cài Koha
Yêu cầu về hạ tầng
- Máy chủ/máy tính có cấu hình tối thiểu: CPU: Duo Core 2GHz l RAM: 1GB | HDD: 20GB
- Kết nối Internet ra bên ngoài tốc độ tối thiểu 1MB/s.
- 01 IP tĩnh và 01 domain (nếu muốn hệ thống Koha được sử dụng trực tuyến trên internet

Tôi có thể làm gì với hệ thống Koha sau khi cài đặt thành công?

Sau khi cài đặt Koha thành công, bạn có thể toàn quyền sử dụng, quản trị hệ thống. Việc sử dụng có thể phục vụ cho công việc nghiên cứu, tìm hiểu hay có thể áp dụng trực tiếp vào hoạt động của thư viện của bạn.

Tôi có thể tùy biến Koha theo yêu cầu riêng của thư viện không?

Hoàn toàn có thể. Koha là phần mềm nguồn mở và bạn có toàn quyền tùy biến chỉnh sửa theo nhu cầu của mình.

Hạ tầng CNTT của thư viện của chúng tôi không đáp ứng yêu cầu để cài đặt Koha; Thư viện của tôi không có khả năng tự triển khai Koha, làm thế nào để chúng tôi áp dụng Koha cho thư viện của mình?

Koha hoạt động trên nền Web. Vì vậy, bạn có thể thuê dịch vụ hosting tại các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt nam hoặc thuê dịch vụ hosting của chúng tôi để cài đặt hệ thống. Thư viện của bạn chỉ cần có kết nối internet là có thể quản trị và khai thác Koha như bình thường.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, nhóm Koha Việt Nam để nhận được những sự hỗ trợ tốt nhất trong việc triển khai Koha cho thư viện của bạn.

Thư viện của tôi cần ngân sách bao nhiêu để có thể triển khai phần mềm nguồn mở Koha?

Koha là phần mềm nguồn mở nên thư viện của bạn sẽ không mất phí bản quyền phần mềm.
Nếu nguồn lực của thư viện bạn cho phép, bạn hoàn toàn có thể tự triển khai Koha mà không mất chi phí.
Trong trường hợp cần sự hỗ trợ trong quá trình triển khai, bạn có thể liên lạc với chúng tôi để biết thêm các thông tin về các gói dịch vụ Koha mà chúng tôi cung cấp, với chi phí thấp hơn nhiều lần so với chi phí để triển khai một phần mềm thư viện thương mại có trên thị trường.

Tại sao tôi có thể tin tưởng Công ty CP tư vấn và tích hợp công D&L trong việc hỗ trợ triển khai Koha?

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm với dịch vụ tư vấn và triển khai Koha của chúng tôi. Công ty D&L đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai các giải pháp công nghệ của thư viện nói chung và phần mềm quản trị thư viện tích hợp nói riêng cho các thư viện lớn tại Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia, kỹ sư của chúng tôi có nghiệp vụ chuyên sâu về thư viện và công nghệ thông tin và luôn luôn sẵn sàng để hỗ trợ thư viện của bạn.

Cách khắc phục lỗi phông chữ trong phân hệ bạn đọc phiên bản tiếng Việt?

Nếu bạn gặp lỗi phông chữ phân hệ bạn đọc khi sử dụng bộ việt hóa do D&L chia sẻ, bạn có thể khắc phục theo cách sau đây:
Bước 1: Tài về bộ việt hóa tại đây
Bước 2: Sử dụng phần mềm winscp truy cập vào cơ sở dữ liệu của máy chủ koha
Bước 3: Copy tệp tin Category.pm vào thư mục /usr/share/koha/lib/C4 (bạn chọn ghi đè lên tệp tin hiện tại)

Liệu phần mềm tự do nguồn mở có gây nguy hại nếu có người cố tình viết mã độc vào phần mềm?

Mỗi một dòng lệnh được đóng góp vào một sản phẩm nguồn mở đều được công đồng xem xét và thông qua trước khi được cập nhật vào phiên bản tiếp theo. Do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đặt niềm tin vào phần mềm mã nguồn mở.

Phần mềm tự do nguồn mở là gì?

Phần mềm tự do nguồn mở (tiếng Anh là Free and Open Source Software – viết tắt FOSS) là phần mềm thỏa mãn cả 2 yếu tố: tự do và nguồn mở.
Phần mềm tự do nguồn mở cung cấp cho người sử dụng 4 quyền: quyền sử dụng (use), sao chép (copy), nghiên cứu (study), sửa đổi (change).